Một câu hỏi hay cũng giá trị như một bài viết hay !
Đã lâu mình không viết bài chia sẻ về SEO, 2 hôm trước mới lại viết. Sau khi chia sẻ trên iDVS rất vui vì nhận được các ý kiến đóng góp đa chiều từ các bạn.
Đặc biệt, mình nhận được một câu hỏi khá thú vị từ bạn @banga: “…nếu như bác nhận được 1 khách hàng muốn seo 1 ngành nghề mà bác rất ít khi đụng đến, bác không hề có tý khái niệm nào về nó thì bác triển khai làm onpage kiểu gì ạ ?…”
Mình xin phép trả lời câu hỏi này cũng như chia sẻ kinh nghiệm làm nội dung của mình trong suốt thời gian qua với các bạn.
Đã lâu mình không viết bài chia sẻ về SEO, 2 hôm trước mới lại viết. Sau khi chia sẻ trên iDVS rất vui vì nhận được các ý kiến đóng góp đa chiều từ các bạn.
Đặc biệt, mình nhận được một câu hỏi khá thú vị từ bạn @banga: “…nếu như bác nhận được 1 khách hàng muốn seo 1 ngành nghề mà bác rất ít khi đụng đến, bác không hề có tý khái niệm nào về nó thì bác triển khai làm onpage kiểu gì ạ ?…”
Mình xin phép trả lời câu hỏi này cũng như chia sẻ kinh nghiệm làm nội dung của mình trong suốt thời gian qua với các bạn.
Những khó khăn
Khi nhận SEO một website, một dự án, khiến SEOer đau đầu, nhức óc là định hướng & phát triển nội dung. Bởi lẽ dân làm SEO hầu hết là từ coder, marketer, và nhiều ngành nghề khác chuyển sang, ít người được đào tạo chuyên nghiệp về kĩ năng viết.
Việc thiếu “trải nghiệm” với dịch vụ, ngành hàng cũng khiến SEOer rơi vào tình trạng không biết bắt đầu từ đâu. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: kiến thức nền yếu, thiếu kinh nghiệm.
Hướng giải quyết
Các khó khăn trên có yếu tố lâu dài, như: kĩ năng, kiến thức nền, kinh nghiệm, cần tích lũy qua thời gian.
Riêng yếu tố trải nghiệm là ngắn hạn và được “làm giàu” trước mỗi dự án. Bởi lẽ, mỗi SEOer chỉ nắm chắc 1 – 2 mảng sở trường, chứ không thể cái gì cũng biết được.
Khi gặp một lĩnh vực mới mà mình chưa nắm rõ, các bạn cần:
1. Tìm hiểu thêm thông tin
Thông qua các sách vở, tài liệu, internet để có cái nhìn cụ thể về lĩnh vực mình sẽ phải làm. Hãy tìm hiểu càng chi tiết càng tốt, tổng hợp thành một file riêng, bao gồm cả văn bản, hình ảnh, video.
Với một số lĩnh vực khó mình thậm chí tạo hẳn một blog (miễn phí mà), phân chia danh mục và up tất cả những thứ tìm được lên. Điều này rất có lợi, nó cho bạn một cái nhìn tổng quan về sản phẩm, có được những nhận định đầu tiên về đặc trưng và cách làm nội dung. Quá tình tổng hợp – phân tích – chọn lọc – đăng thử đem lại nhiều trải nghiệm thú vị hơn bạn tưởng.
2. Hỏi các SEOer khác
Là SEOer, bạn nên xây dựng mối quan hệ cộng đồng tốt để có thể học hỏi thường xuyên, không chỉ kĩ thuật SEO mà những kiến thức về ngành nghề họ đang làm. Việc xây dựng quan hệ tất nhiên không thể chỉ dựa vào vài câu chém gió, kêu gọi trời ơi trên diễn đàn, mạng xã hội.
Dự án gần đây nhất của mình là làm về du lịch, tiếng Anh, trên Google.com. Trước đó mình có 2 năm kinh nghiệm là trong lĩnh vực này. Nhưng vừa rồi bỏ công ty theo nghiệp freelancer (nửa năm rồi) nên trước khi làm vẫn tham khảo tư vấn của 2 SEOer khác đang làm trực tiếp. Họ đã cho mình kiến thức, nhận định, phân tích riêng của họ về sự lên xuống của web đang seo, các web top trong ngành. Đó là những tin tức rất cần thiết cho mình trong việc lên kế hạch SEO tổng thể nói chung, nội dung nói riêng.
3. Học hỏi từ khách hàng
Mình không biết các bạn chém gió thế nào khi tiếp xúc với khách hàng, chứ mình thì thích sự nghiêm túc học hỏi hơn.
Với kiến thức tích lũy được ở trên, mình gặp khách hàng với tư thế là người đã có sự quan tâm, tìm hiểu nhất định về công ty, website, sản phẩm và dịch vụ của họ. Mình sẵn sàng thể hiện điều đó kèm với tinh thần học hỏi, thẳng thắn, chuyên nghiệp:
- Em biết rằng anh (chị) rất bận, nhưng trong thời gian tháng đầu em e rằng sẽ phải làm phiền anh (chị) nhiều. Vì em sẽ thường xuyên gửi mail, gọi điện để hỏi về sản phẩm, dịch vụ anh (chị) đang cung cấp.
- Trong quá trình SEO em sẽ thu xếp một số buổi xuống cửa hàng (công ty) để được trực tiếp quan sát sản phẩm, em sẽ gọi điện trước, mong anh (chị) tạo điều kiện.
- Em cần một người hiểu về sản phẩm (một bạn sale chẳng hạn) để tham khảo thường xuyên, anh chị có thể cho em số điện thoại của một bạn nào đó không ạ ?
- Em có thể làm việc với đội sale, (hoặc đội call center) không ạ ?
Khách hàng là chuyên gia trong lĩnh vực của họ !
4. Học hỏi từ khách hàng của khách hàng
Khách hàng của bạn cũng có khách hàng của họ - những người mua hàng trực tiếp. Họ có những suy tính trước khi mua, “lăn tăn” khi quyết định, có thể hài lòng hoặc không sau khi sở hữu sản phẩm. Họ là kho tư liệu quí báu mà bạn nên tìm kiếm. Nếu là khách hàng trực tiếp của công ty bạn nên xin phép để được tiếp xúc, trình bày mục đích, những câu định hỏi, tốt nhất nên phối hợp chặt chẽ với khách hàng của mình, đó cũng là những điều họ quan tâm.
5. Học hỏi từ đối thủ
Trừ khi bạn là ngươi tiên phong, mở đường, còn nếu không hãy tìm hiểu và tham khảo cách làm của đối thủ.
6. Muốn ăn thì lăn vào bếp
Vậy đấy, bạn muốn kiếm tiền, muốn khi đưa tiền cho bạn mà họ vẫn luôn tươi cười, cảm ơn, nói “chú nhất định phải giúp anh lâu dài nhé” thì phải lăn lộn, xông pha cùng với họ thôi.
Kết luận:
Các yếu tố trên tạo thành “trải nghiệm” – mức độ hiểu biết của bạn về sản phẩm, dịch vụ. Tất nhiên để ra sản phẩm cuối cùng là nội dung chất lượng bạn cần nhiều yếu tố khác như: kĩ năng, kinh nghiệm, kiến thức nền. Sau đó còn phải định hướng được nội dung, xây dựng bộ keyword, phát triển nội dung, truyền tải, đánh giá, chỉnh sửa…
@@@: Tất nhiên trên thực tế có những mảng thực sự khó, các bạn không nên nhận liều mà nên nói thẳng với khách hàng là cần thời gian để tìm hiểu. Như vừa rồi mình được một khách hàng thuê viết một loạt bài về đồ thờ cúng (đỉnh đồng, lư hương, chân nến…). Mình đi tìm hiểu, thấy sản phẩm, bài về phong thủy nhiều nhưng viết về đồ thờ thì vô cùng hiếm hoi. Những vấn đề về: hương hỏa, ngũ hành trên bàn thờ… không có mấy ai từng viết. Đành hẹn khách hàng nửa năm và giờ thì đang vùi đầu vào tìm tài liệu và đi hỏi các cụ già.
{ 0 nhận xét... read them below or add one }
Đăng nhận xét