Tác động của Truyền thông Mạng xã hội (4)

Người đăng: chisenhungsuutam on Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

Tác động của Truyền thông Mạng xã hội là một vấn đề mới mẻ và mang tính thời sự ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Nhất là trong thời gian gần đây thông tin về các trang mạng xã hội, báo chí liên tục bị phạt được phản  ánh. Có thể kể tới như:

- Xử phạt báo điện tử Thanh Niên và Thể thao Việt Nam vì đăng tin vụ chặt xác người, “thông tin không chính xác, gây hậu quả nghiêm trọng.

- Xử phạt 60 triệu đồng và rút giấy phép 1 tháng trang MegaFun vì thông tin ảnh hưởng tới khối đại đoàn kết dân tộc.

- Haivl.com bị phạt 205 triệu và thu hồi giấy phép MXH vì đưa các nội dung "xuyên tạc lịch sử".

Rất nhiều báo bị phạt vì đăng các bài viết kiểu như: "Nếu tôi có con trai, tôi cấm nó yêu gái Hải Phòng”, “Gái miền Tây và 3 chữ “N” nổi danh thiên hạ…

Chỉ tính riêng 10 tháng đầu năm 2014 đã có 34 cơ quan báo chí bị xử phạt, nếu kể tới các trang MXH thì con số còn lớn hơn nhiều.

Tác động của Truyền thông Mạng xã hội

Là một người thích viết, tìm hiểu những điều chưa biết tôi mong muốn thông qua loạt bài này để hiểu hơn về tác động của Truyền thông Mạng xã hội.

Thông qua quá trình khảo sát và thực hiện phỏng vấn tôi rút ra được một số kiến thức cho bản thân: Có thể nhận thấy các thay đổi trong hoạt động đưa tin của nhà báo trong bối cảnh truyền thông MXH phát triển mạnh mẽ.  Trong đó MXH và Truyền thông MXH đóng vai trò là  “Kho” thông tin (bao gồm cả chính xác và không chính xác, có giá trị và không có giá trị). Mạng xã hội giúp thông tin của các trang báo lan truyền thông rất nhanh trên môi trường trực tuyến. Đồng thời MXH cũng đóng vai trò là kênh tương tác giữa người làm báo và độc giả.

Do các đối tượng đượng phỏng vấn (2 người làm báo giấy, 2 người làm ở cổng thông tin điện tử của cơ quan cấp bộ, 1 người làm Phát thanh Truyền hình huyện) nên tính tương tác giữa người làm báo và độc giả chưa thật đậm nét. Nhưng “tương tác” là xu hướng của báo chí hiện đại. Sự tương tác có thể chỉ đơn giả là nhà báo đọc các comment sau mỗi bài viết, số lượng “thích”, “chia sẻ” bài đăng để phần nào đánh giá được mức độ hay – dở của tác phẩm.

Ở chiều ngược lại, những “cư dân mạng” cũng nhận được rất nhiều lợi ích từ báo chí. Bởi báo chí góp phần định hướng thông tin trên MXH, vào nếu là thông tin chất lượng, xác thực thì có thể được báo chí đăng lại, tức là thông tin đã được chính thống hóa, góp phần làm tăng uy tín cho tác giả, bài viết.

Trong khi phỏng vấn tôi cố đặt ra một vấn đề tưởng chừng khá “gai góc”: đó là liệu MXH có lấn sân báo chí trong lĩnh vực Thông tin – Truyền thông? Nhưng thái độ lạc quan của các nhà báo cũng nhưng tinh thần chia sẻ , học hỏi của các webmaster, blogger, facebooker… thật đáng ngạc nhiên!

Sau khi khảo sát kết thúc tôi đăng lại trên diễn đàn, blog cá nhân, mong muốn chia sẻ lại nội dung của các cuộc phỏng vấn, những điều rút tỉa được, cũng như vài suy nghĩ của bản thân. Qua đó cũng mong nhận được thêm các ý kiến đóng góp của những người quan tâm.

Có lẽ hơi ngược khi thông tin “định lượng” lại đi sau thông tin “định tính”. Nhưng tôi hy vọng là người đọc qua đó có thể có được cái nhìn riêng của mình. Những người quan tâm có thêm một tư liệu tham khảo để có được thái độ ứng xử phù hợp với tình hình hiện tại, cũng như xu hướng phát triển của Thông tin trực tuyến trong tương lai.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các vị khách, những anh em, bạn bè - những người đã tham gia nhiệt tình, trả lời câu hỏi, bổ sung những chi tiết còn thiếu, giúp tôi hoàn thành bản khảo sát này.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét