Tác động của Truyền thông Mạng xã hội (2)

Người đăng: chisenhungsuutam on Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

Đây là bài thứ 2 trong loạt bài về Tác động của Truyền thông Mạng xã hội được thực bởi nguyenhoang.  Thực chất là kết quả của 5 bài phỏng vấn đối với 5 Phóng viên - Nhà báo. Các phỏng vấn được tiến hành độc lập, sau đó tổng hợp, trình bày lại theo từng câu hỏi.

( Để hiểu lý do, sơ lược các phần, hệ thống các câu hỏi, người tham gia... các bạn có thể tham khảo: Tác động của Truyền thông Mạng xã hội (1) )

Tác động của Truyền thông Mạng xã hội đến Hoạt động đưa tin của Nhà Báo

Tác động của Truyền thông Mạng xã hội đến Hoạt động đưa tin 

của Nhà Báo

Câu hỏi 1: Một ngày anh (chị) giành bao nhiêu thời gian cho MXH ?

STT
Người trả lời
Nội dung
1
NĐL
Ít nhất 30 phút, vào mỗi buổi sáng
2
ĐXN
Tôi thường  dành khoảng 1 tiếng
3
LXT
Một ngày tôi dành trung bình khoảng 30 phút để vào các MXH.
4
BTH
Một ngày tôi dành khoảng 30 phút để đọc các thông tin trên MXH.
5
NMH
Một ngày tôi giành khoảng 1 tiếng cho MXH, để cùng chia sẻ với bạn bè về những thông tin trong nước, của tỉnh, huyện đang diễn ra. Để có những ý tưởng trước khi thực hiện phóng sự.

Câu hỏi 2: MXH có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình làm tin, viết bài của anh (chị)?

STT
Người trả lời
Nội dung
1
NĐL
Dựa vào thông tin trên MXH có thể nắm rõ hơn thông tin nào đang nóng, vấn đề nào được xã hội quan tâm nhiều. Sau đó thu thập thêm tư liệu, viết bài sát với nhu cầu thông tin của người đọc.
2
ĐXN
Ảnh hưởng rất ít, trừ một số bài viết có chất lượng, liên quan tới mảng nội dung do tôi phụ trách.
3
LXT
Các thông tin trên mạng xã hội chỉ mang tính tham khảo, giúp tích lũy thêm các kỹ năng hành văn, cách diễn đạt thông tin, vấn đề, sự kiện sao cho hay hơn, hấp dẫn hơn đối với người đọc.
4
BTH
Đôi khi, tôi có sử dụng MXH để tham khảo thông tin cho bài viết của mình.
5
NMH
Mạng xã hội giúp ích nhiều cho quá trình viết tin bài của tôi, ngoài việc lấy tư liệu qua mạng tôi còn thường xuyên tham khảo để có những thông tin bổ ích bổ sung cho bài phóng sự của mình.

Câu hỏi 3: Anh (chị) có sử dụng thông tin từ MXH trong tin, bài viết của mình không?

STT
Người trả lời
Nội dung
1
NĐL
Đôi khi
2
ĐXN
Không
3
LXT
Tôi không sử dụng thông tin từ MXH để đưa vào các tin, bài của mình.
4
BTH
Ít dùng thông tin từ MXH vào tin bài.
5
NMH
Có những bài viết sử dụng thông tin từ mạng xã hội, nhưng đa phần chỉ để tham khảo và bổ sung thêm chứ không hoàn toàn sử dụng hết thông tin đó.

Câu hỏi 4: Tính tin cậy của thông tin từ MXH được kiểm tra như thế nào ?

STT
Người trả lời
Nội dung
1
NĐL
Bằng uy tín trang đó và tham khảo thêm nhiều kênh khác nhau.
2
ĐXN
Từ các nguồn tin chính thống và các Báo có uy tín.
3
LXT
Tôi chưa có công cụ cũng như cách thức hữu hiệu nào để kiểm tra chính xác độ tin cậy của thông tin mạng xã hội, chủ yếu cảm nhận theo cảm tính.
4
BTH
Dựa vào các trang uy tín khác và các nguồn tin khác mà tôi có.
5
NMH
Tôi tìm kiếm thông tin từ những trang web chính thống trên mạng có sự quản lý của Bộ Thông tin - Truyền thông. Đồng thời thông tin được đối chứng từ những website khác có thông tin liên quan, xác định nguồn gốc của thông tin trước khi thực hiện bài viết.

Câu hỏi 5: Trải nghiệm của anh (chị) về luồng  thông tin lan truyền chóng mặt trên MXH? (Một ví dụ về bài viết của mình, hoặc một bài viết nào đó trên mạng)

STT
Người trả lời
Nội dung
1
NĐL
Các sự kiện diễn ra trên toàn cầu được cập nhật tức thì sau vài phút, thậm chí vài giây. Vídụ: IS chặt đầu con tin, Chuyến bay MH17 bị rơi ở miền đông Ucraina v.v…
2
ĐXN
Sự kiện gần nhất là tuổi thực của Công Phượng – một cầu thủ đang nổi hiện nay.
3
LXT
Tại cuộc thi The X-Factor 2014, nhóm F Band đã gặp sự cố khi sử dụng chiếc khăn piêu của người Thái làm khố. Thông tin đã được một số báo chí đăng tải, sau đó lan truyền nhanh chóng trên mạng Facebook, thông tin này nhận được rất nhiều sự chia sẻ, bình luận của các bạn người dân tộc (trong đó có tôi), đặc biệt là các bạn dân tộc Thái.
4
BTH
Cô bé Nhật Lệ bỗng nổi tiếng sau khi khóc trên khán đài vì đội tuyển U19 bị thua.
5
NMH
Thông tin trên mạng lan truyền rất nhanh, ví dụ khi tôi gửi bài viết của mình về việc triển khai chỉ thị 03 của Bộ chính trị lên cổng Thông tin Điện tử của địa phương ngay lập tức bài viết của tôi đã được mọi người ở bất cứ đâu chỉ cần có mạng thì đều đọc được.

Câu hỏi 6: Anh (chị) có sở hữu một tài khoản trực tuyến nào ko ?

STT
Người trả lời
Nội dung
1
NĐL
2
ĐXN
3
LXT
4
BTH
5
NMH

Câu hỏi 7: Anh (chị) có từng tương tác với độc giả của mình thông qua MXH không ? (Việc này có diễn ra thường xuyên không, cảm nghĩ của anh chị về việc này)

STT
Người trả lời
Nội dung
1
NĐL
Không thường xuyên
2
ĐXN
Không
3
LXT
Thông tin của đơn vị tôi chủ yếu là 1 chiều, do đó tôi không có sự trao đổi, tương tác thông tin với độc giả của mình qua mạng xã hội.
4
BTH
Không
5
NMH
Tôi là phóng viên ở cấp huyện nên việc gặp gỡ trực tiếp với độc giả của mình là thường xuyên, việc phản hồi của độc giả giúp tôi hoàn thiện bài viết của mình nhiều hơn. Còn tương tác trực tuyến thông qua các MXH thì khá hạn chế.

Câu hỏi 8: Anh (chị) có từng bị ảnh hưởng tiêu cực từ MXH?

STT
Người trả lời
Nội dung
1
NĐL
Có, tôi lúc nào cũng phải kè kè Smartphone bên cạnh.
2
ĐXN
Không
3
LXT
Không
4
BTH
Không
5
NMH
Với lập trường cùng kinh nghiệm làm báo ở địa phương qua 12 năm, công tác tôi chưa bị ảnh hưởng tiêu cực từ MXH.

Câu hỏi 9: TTMXH liệu có lấn sân báo chí ? Tại sao ?

STT
Người trả lời
Nội dung
1
NĐL
Không, thông tin trên báo chí sâu hơn, đáng tin cậy hơn.
2
ĐXN
Không, bởi mạng xã hội là thông tin của cá nhân, không có cơ quan nào kiểm duyệt và quản lý.
3
LXT
Sự tác động và ảnh hưởng của thông tin MXH đối với xã hội là có, nhưng tôi nghĩ thông tin từ MXH không thể lấn sân báo chí được. Vì nội dung, ngôn ngữ, thông tin trên các Báo được đăng tải 1 cách chính thống, có kiểm duyệt, đảm bảo phản ánh đúng sự thực khách quan và có các đơn vị, tổ chức, tập thể chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin đó. Các thông tin đó có thể tác động tới sự vận động của xã hội một cách có cơ sở và đáng tin cậy hơn là thông tin trên mạng xã hội.
4
BTH
MXH không lấn sân được báo chí, vì nó chỉ là nơi trao đổi thông tin, nói lên quan điểm của mỗi cá nhân.
5
NMH
Theo tôi, hiện nay, thông tin là đa chiều. Thường thì ta thấy cái này có ưu thế hơn cái kia chứ việc lấn sân nhau là khó. Bởi Báo chí hiện tại nói chung rất mạnh về mọi mặt mà hiện người Việt Nam sử dụng internet chưa phải là đa số. Nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vẫn phải qua phủ sóng của phát thanh truyền hình và các loại báo để tiếp nhận thông tin từ bên ngoài, nên tôi cho rằng việc lấn sân cũng là khó có thể xảy ra.

Câu hỏi 10: Giải pháp để sống chung giữa báo chí và MXH theo anh (chị) là gì?

STT
Người trả lời
Nội dung
1
NĐL
Bổ trợ cho nhau: Một kênh thì nhiều và nhanh, một kênh thì chuyên sâu.
2
ĐXN
Tiếp nhận thông tin một cách chọn lọc.
3
LXT
Thì hiện nay hai loại hình này vẫn đang sống chung đó thôi. Tôi chưa đọc được ở đâu và cũng chưa nghĩ ra lý do nào đó để khiến cho hai loại hình này không thể tồn tại song song cùng một lúc cả. Vì theo tôi thông tin của Báo chí là chính thống, còn thông tin của Mạng xã hội chỉ mang tính chất trao đổi, tham khảo, đôi khi còn là sự tương hỗ đối với báo chí.
4
BTH
Hỗ trợ nhau trong việc đưa thông tin ra xã hội.
5
NMH
Trong thời đại thông tin hiện nay, người đọc nhận thông tin theo nhiều hướng khác nhau, đa chiều. Các loại hình truyền thông cần thông tin khách quan, chính xác, cùng hỗ trợ nhau.

Tham khảo
- Tác động của Truyền thông Mạng xã hội (1)
- Tác động của Truyền thông Mạng xã hội (3)
- Tác động của Truyền thông Mạng xã hội (4)

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét