PR (Public Relation – Quan hệ Công chúng) nói một cách giản dị là:
Mối quan hệ giữa người với người.
Tại sao mối quan hệ giữa người với người lại quan trọng? Bởi vì mỗi cá nhân cần có cộng đồng để tồn tại và phát triển. Việc xây dựng các mối quan hệ không phải bắt đầu từ gia đình, người thân, xã hội mà bắt đầu từ mỗi người, với chính mình. Không tin bạn cứ thử đối xử tàn tệ với bản thân và xem điều gì sẽ tới. Có đôi khi bạn bắt gặp một ai đó tự lẩm bẩm một mình, bạn đừng vội cho đó là điên, bất bình thường. Rất có thể người đó đang giao tiếp với bản thân, đó là một nhu cầu thực sự, và nó rất quan trọng.
Quan hệ công chúng không phải lâu la, xa xôi gì, đơn cử, bạn lên diễn đàn, gặp bài viết hay, thay vì chém gió câu view bạn comment tích cực hoặc nhấn thank một cái là bạn đang xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với người viết, với cộng đồng.
Trong môi trường thông tin, PR được hiểu là một chức năng quản trị nhằm mục đích thiết lập, duy trì sự truyền thông 2 chiều, sự hiểu biết, chấp nhận và hợp tác giữa một tổ chức và “công chúng” của họ …
Trong môi trường kinh doanh, Quan hệ công chúng được sử dụng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu. Lúc này PR đảm nhận rất nhiều trọng trách như: quan hệ báo chí, tổ chức sự kiện (event), quản lí truyền thông trong khủng hoàng…
Trong môi trường trực tuyến PR đảm nhận việc xây dựng và phát triển mối quan hệ với cộng đồng mạng, viết bài PR và quảng bá online, quản lí khủng hoảng thông tin trong môi trường trực tuyến…
Trong khuôn khổ của Ebook SEO Copywriting mình sẽ cùng các bạn chia sẻ về cách viết một bài PR. Các bạn có thể tham khảo Bài quảng cáo để có thể nắm bắt vấn đề một cách chi tiết hơn. Mình xin nhắc lại một chút là: nếu quảng cáo có đặc điểm là: BÙNG NỔ, tác dụng trong thời gian ngắn, hiệu ứng tức thời, hướng tới một lớp đối tượng nhất định với một thông điệp rõ ràng, kêu gọi một hành động cụ thể. Thì PR có đặc điểm là: CHÂN THÀNH, tác động về lâu dài theo kiểu mưa dầm thấm lâu, không hướng tới lợi nhuận, mục đích của PR là xây dựng tình cảm tốt với người tiêu dùng.
Bài PR
Xuất phát từ sự chân thành, phi lợi nhuận, mục đích là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, vì thế trong khuôn khổ của Ebook chúng ta sẽ thống nhất với nhau cách hiểu bài viết PR là bài chia sẻ, tâm sự chứ không hiểu theo nghĩa PR tức là “đánh bóng” rất phổ biến hiện nay.
Tất nhiên trong PR cũng có PR khéo và không khéo, PR bẩn và PR sạch (SEO còn có mũ đen, mũ trắng nữa là). PR bẩn thì chúng ta gặp hàng ngày với đủ kiểu tự bôi tro, trát trấu, show hàng, lộ S-E-X, tạo scandal, phát ngôn gây sốc… Còn bài PR vụng thì các bạn có thể thấy rất nhiều trên web, trên báo. Một số đặc điểm để nhận diện các bài viết này là:
- Bài viết PR nhưng lại nằm trong chuyên mục quảng cáo của tờ báo
- Vẫn có thông tin quảng cáo sản phẩm, dịch vụ, mời gọi mua hàng
- Có link dẫn đến website bán hàng.
Chung quy cũng bởi chữ tham, nhiều bác cứ nghĩ bỏ ra vài triệu, có được một bài PR mà không có thông tin liên hệ, không chèn được cái link, chẳng bán chác gì thì phí quá. Nghĩ thế thì bác đi làm quảng cáo, giật tít hoành tráng, câu view ào ào đi. Còn làm PR, để công chúng, khách hàng có cảm nhận tốt về doanh nghiệp thì không thể một sớm, một chiều được. Mà này, đừng có phản cảm chứ!
Nói như vậy không có nghĩa là bài PR không được phép xuất hiện thông tin về doanh nghiệp. Vấn đề là xuất hiện như thế nào? Thường thì bài PR sẽ giống như một câu chuyện: không đặt vấn đề mua bán, không kêu gọi hành động, không đao to búa lớn… Mà cung cấp tri thức, thông tin hữu ích; sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp ẩn hiện đâu đó, gợi mở, không cần chi tiết.
Gần đây mình có đọc một bài viết về cà phê, đọc xong mình cũng không biết có phải bài PR không, vì nó “chuẩn”. Một bài PR tốt không những thu được tình cảm của người đọc, gieo cho họ những tình cảm tích cực… Mà còn khiến người khác không thể nhận ra đó là một bài PR.
Bài viết có tiêu đề: “ Cà phê cóc Sài Gòn sắp 'tuyệt chủng' ”. Đầu tiên người viết giới thiệu về cà phê cóc như một nét văn hóa của Sài Gòn. Sau đó là thực trạng kinh tế khó khăn, vì lợi nhuận mà người bán pha thêm hóa chất, phụ gia làm biến chất cà phê, mất lòng tin ở khách hàng. Dần dà cà phê cóc bị thay thế bởi cà phê mini, cà phê sạch. Người viết sau đó nêu lên qui luật: “Phàm ở đời phát triển ồ ạt thường sẽ kéo theo chất lượng đi xuống” – (vật cùng tắc biến), sự đi xuống của cà phê mini cũng không nằm ngoài qui luật này. Một số quán cà phê cóc còn sống sót thì đã thay đổi vì người uống không phải là lớp người trung – cao tuổi, đi uống cà phê với tờ báo trên tay, mà là lớp người trẻ với máy tính và lap top. Cách uống cũng khác: “Mọi người có thể xem tin tức, thời sự qua internet, không ai nói chuyện với ai, họ lặng lẽ đến rồi lặng lẽ đi, có chăng chỉ là những cái gật đầu, chào hỏi mang tính xã giao”. Mãi đến cuối bài mới có hai cái tên được nhắc tới, với thông tin khá chung chung: “Tuy nhiên, những quán cà phê như Thái Chi trên đường Nguyễn Phi Khanh (Quận 1), Lão Tử trên đường Lý Thái Tổ (đối diện Bệnh viện Nhi Đồng 1)... vẫn âm thầm tồn tại và giữ được những nét của Sài Gòn xưa. Ở đây, chúng ta vẫn bắt gặp hình ảnh của những bác xe ôm tay cầm tờ báo, bước vào quán với câu nói quen thuộc "cho cái đen". Nếu muốn tìm lại chút gì của Sài Gòn xưa, bạn thử đến lần xem sao”.
Đó là một câu chuyện, nó như kể lại lịch sử phát triển của cà phê cóc Sài Gòn, với những bước thăng trầm. Trải nghiệm của tác giả, kiến thức xã hội, những góc nhìn, những triết lý về qui luật vận động của cuộc sống, giọng văn tâm tình, tự sự gieo vào người đọc cảm giác nuối tiếc, nhớ nhung… Ngay cả khi đọc đến đoạn cuối vẫn không thể xác định được đó là PR hay tản mạn với những cảm xúc thật của một con người đầy trăn trở, hoài niệm. Ở góc nhìn kinh tế mình thấy nó còn định hướng và phân hóa người dùng. Phân hóa ở chỗ những người trung-cao tuổi (hoài cổ) thì đến với cà phê cóc phong cách classic tại… Định hướng thêm là ai yêu mến muốn tìm hiểu thêm và văn hóa cà phê, thích trải nghiệm cũng có thể đến. Không địa chỉ, không số điện thoại, không link, không mail… Nó rất khác biệt, bạn cứ tới và bạn sẽ dễ dàng nhận ra nó trong số rất nhiều quán cà phê ở đây. Nếu được biên tập bài viết này mình chỉ có thể bỏ câu cuối, dừng ở chỗ “cho cái đen”. Tất nhiên tác giả có quyền bảo vệ bài viết và sau khi tranh luận có thể sẽ thắng, và bài viết được giữ nguyên. Điều quang trọng, cuối cùng, dù là PR hay tản mạn thì đây vẫn là một bài viết hay, đáng để học hỏi.
Các bạn thấy đó, người giỏi PR là một người kể chuyện giỏi. Mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp đều có những câu chuyện xoay quanh. Vấn đề là bạn kể câu chuyện nào, kể như thế nào. Để có câu chuyện hay đòi hỏi người viết phải có sự trải nghiệm, và có cách tiếp cận vấn đề một cách tinh tế.
Nếu bạn làm quảng cáo và đang giới thiệu sản phẩm của công ty, bạn được phép thao thao bất tuyệt, thoải mái nói rằng nó tốt và có giá trị sử dụng, nói một lần chưa tin thì nói 10 lần; thậm chí gây khó chịu, miễn là khách hàng nhớ tới bạn (trên các phương tiện thông tin đại chúng không thiếu gì những quảng cáo theo kiểu Chọc tức). Người làm PR thì không như thế. Nếu bạn phải viết bài PR cho một Spa. Câu hỏi là: liệu họ có cho bạn sử dụng dịch vụ và mỹ phẩm của họ không? Có thể bạn không quen dùng mỹ phẩm, khách hàng của bạn nói KO nhưng để viết bài thì bạn cần sự trải nghiệm. Dân trí ngày càng cao, lẽ nào cứ tía lia mãi về: sang trọng, mềm mượt, đẳng cấp, sành điệu, thời trang… mà không thể kể một câu chuyện riêng, không thể gợi lên những suy nghĩ, những tình cảm thầm kín. Thôi! Dẹp!
Quan hệ công chúng không phải lâu la, xa xôi gì, đơn cử, bạn lên diễn đàn, gặp bài viết hay, thay vì chém gió câu view bạn comment tích cực hoặc nhấn thank một cái là bạn đang xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với người viết, với cộng đồng.
Trong môi trường thông tin, PR được hiểu là một chức năng quản trị nhằm mục đích thiết lập, duy trì sự truyền thông 2 chiều, sự hiểu biết, chấp nhận và hợp tác giữa một tổ chức và “công chúng” của họ …
Trong môi trường kinh doanh, Quan hệ công chúng được sử dụng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu. Lúc này PR đảm nhận rất nhiều trọng trách như: quan hệ báo chí, tổ chức sự kiện (event), quản lí truyền thông trong khủng hoàng…
Trong môi trường trực tuyến PR đảm nhận việc xây dựng và phát triển mối quan hệ với cộng đồng mạng, viết bài PR và quảng bá online, quản lí khủng hoảng thông tin trong môi trường trực tuyến…
Trong khuôn khổ của Ebook SEO Copywriting mình sẽ cùng các bạn chia sẻ về cách viết một bài PR. Các bạn có thể tham khảo Bài quảng cáo để có thể nắm bắt vấn đề một cách chi tiết hơn. Mình xin nhắc lại một chút là: nếu quảng cáo có đặc điểm là: BÙNG NỔ, tác dụng trong thời gian ngắn, hiệu ứng tức thời, hướng tới một lớp đối tượng nhất định với một thông điệp rõ ràng, kêu gọi một hành động cụ thể. Thì PR có đặc điểm là: CHÂN THÀNH, tác động về lâu dài theo kiểu mưa dầm thấm lâu, không hướng tới lợi nhuận, mục đích của PR là xây dựng tình cảm tốt với người tiêu dùng.
Bài PR
Xuất phát từ sự chân thành, phi lợi nhuận, mục đích là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, vì thế trong khuôn khổ của Ebook chúng ta sẽ thống nhất với nhau cách hiểu bài viết PR là bài chia sẻ, tâm sự chứ không hiểu theo nghĩa PR tức là “đánh bóng” rất phổ biến hiện nay.
Tất nhiên trong PR cũng có PR khéo và không khéo, PR bẩn và PR sạch (SEO còn có mũ đen, mũ trắng nữa là). PR bẩn thì chúng ta gặp hàng ngày với đủ kiểu tự bôi tro, trát trấu, show hàng, lộ S-E-X, tạo scandal, phát ngôn gây sốc… Còn bài PR vụng thì các bạn có thể thấy rất nhiều trên web, trên báo. Một số đặc điểm để nhận diện các bài viết này là:
- Bài viết PR nhưng lại nằm trong chuyên mục quảng cáo của tờ báo
- Vẫn có thông tin quảng cáo sản phẩm, dịch vụ, mời gọi mua hàng
- Có link dẫn đến website bán hàng.
Chung quy cũng bởi chữ tham, nhiều bác cứ nghĩ bỏ ra vài triệu, có được một bài PR mà không có thông tin liên hệ, không chèn được cái link, chẳng bán chác gì thì phí quá. Nghĩ thế thì bác đi làm quảng cáo, giật tít hoành tráng, câu view ào ào đi. Còn làm PR, để công chúng, khách hàng có cảm nhận tốt về doanh nghiệp thì không thể một sớm, một chiều được. Mà này, đừng có phản cảm chứ!
Nói như vậy không có nghĩa là bài PR không được phép xuất hiện thông tin về doanh nghiệp. Vấn đề là xuất hiện như thế nào? Thường thì bài PR sẽ giống như một câu chuyện: không đặt vấn đề mua bán, không kêu gọi hành động, không đao to búa lớn… Mà cung cấp tri thức, thông tin hữu ích; sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp ẩn hiện đâu đó, gợi mở, không cần chi tiết.
Gần đây mình có đọc một bài viết về cà phê, đọc xong mình cũng không biết có phải bài PR không, vì nó “chuẩn”. Một bài PR tốt không những thu được tình cảm của người đọc, gieo cho họ những tình cảm tích cực… Mà còn khiến người khác không thể nhận ra đó là một bài PR.
Bài viết có tiêu đề: “ Cà phê cóc Sài Gòn sắp 'tuyệt chủng' ”. Đầu tiên người viết giới thiệu về cà phê cóc như một nét văn hóa của Sài Gòn. Sau đó là thực trạng kinh tế khó khăn, vì lợi nhuận mà người bán pha thêm hóa chất, phụ gia làm biến chất cà phê, mất lòng tin ở khách hàng. Dần dà cà phê cóc bị thay thế bởi cà phê mini, cà phê sạch. Người viết sau đó nêu lên qui luật: “Phàm ở đời phát triển ồ ạt thường sẽ kéo theo chất lượng đi xuống” – (vật cùng tắc biến), sự đi xuống của cà phê mini cũng không nằm ngoài qui luật này. Một số quán cà phê cóc còn sống sót thì đã thay đổi vì người uống không phải là lớp người trung – cao tuổi, đi uống cà phê với tờ báo trên tay, mà là lớp người trẻ với máy tính và lap top. Cách uống cũng khác: “Mọi người có thể xem tin tức, thời sự qua internet, không ai nói chuyện với ai, họ lặng lẽ đến rồi lặng lẽ đi, có chăng chỉ là những cái gật đầu, chào hỏi mang tính xã giao”. Mãi đến cuối bài mới có hai cái tên được nhắc tới, với thông tin khá chung chung: “Tuy nhiên, những quán cà phê như Thái Chi trên đường Nguyễn Phi Khanh (Quận 1), Lão Tử trên đường Lý Thái Tổ (đối diện Bệnh viện Nhi Đồng 1)... vẫn âm thầm tồn tại và giữ được những nét của Sài Gòn xưa. Ở đây, chúng ta vẫn bắt gặp hình ảnh của những bác xe ôm tay cầm tờ báo, bước vào quán với câu nói quen thuộc "cho cái đen". Nếu muốn tìm lại chút gì của Sài Gòn xưa, bạn thử đến lần xem sao”.
Đó là một câu chuyện, nó như kể lại lịch sử phát triển của cà phê cóc Sài Gòn, với những bước thăng trầm. Trải nghiệm của tác giả, kiến thức xã hội, những góc nhìn, những triết lý về qui luật vận động của cuộc sống, giọng văn tâm tình, tự sự gieo vào người đọc cảm giác nuối tiếc, nhớ nhung… Ngay cả khi đọc đến đoạn cuối vẫn không thể xác định được đó là PR hay tản mạn với những cảm xúc thật của một con người đầy trăn trở, hoài niệm. Ở góc nhìn kinh tế mình thấy nó còn định hướng và phân hóa người dùng. Phân hóa ở chỗ những người trung-cao tuổi (hoài cổ) thì đến với cà phê cóc phong cách classic tại… Định hướng thêm là ai yêu mến muốn tìm hiểu thêm và văn hóa cà phê, thích trải nghiệm cũng có thể đến. Không địa chỉ, không số điện thoại, không link, không mail… Nó rất khác biệt, bạn cứ tới và bạn sẽ dễ dàng nhận ra nó trong số rất nhiều quán cà phê ở đây. Nếu được biên tập bài viết này mình chỉ có thể bỏ câu cuối, dừng ở chỗ “cho cái đen”. Tất nhiên tác giả có quyền bảo vệ bài viết và sau khi tranh luận có thể sẽ thắng, và bài viết được giữ nguyên. Điều quang trọng, cuối cùng, dù là PR hay tản mạn thì đây vẫn là một bài viết hay, đáng để học hỏi.
Các bạn thấy đó, người giỏi PR là một người kể chuyện giỏi. Mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp đều có những câu chuyện xoay quanh. Vấn đề là bạn kể câu chuyện nào, kể như thế nào. Để có câu chuyện hay đòi hỏi người viết phải có sự trải nghiệm, và có cách tiếp cận vấn đề một cách tinh tế.
Nếu bạn làm quảng cáo và đang giới thiệu sản phẩm của công ty, bạn được phép thao thao bất tuyệt, thoải mái nói rằng nó tốt và có giá trị sử dụng, nói một lần chưa tin thì nói 10 lần; thậm chí gây khó chịu, miễn là khách hàng nhớ tới bạn (trên các phương tiện thông tin đại chúng không thiếu gì những quảng cáo theo kiểu Chọc tức). Người làm PR thì không như thế. Nếu bạn phải viết bài PR cho một Spa. Câu hỏi là: liệu họ có cho bạn sử dụng dịch vụ và mỹ phẩm của họ không? Có thể bạn không quen dùng mỹ phẩm, khách hàng của bạn nói KO nhưng để viết bài thì bạn cần sự trải nghiệm. Dân trí ngày càng cao, lẽ nào cứ tía lia mãi về: sang trọng, mềm mượt, đẳng cấp, sành điệu, thời trang… mà không thể kể một câu chuyện riêng, không thể gợi lên những suy nghĩ, những tình cảm thầm kín. Thôi! Dẹp!
Bạn không cần cố áp đặt một điều gì đó là đúng, bài PR giống như gieo một hạt giống,
hạt giống tốt, chăm sóc tốt, theo thời gian sẽ phát triển.
PR và bài PR không những luôn cần thiết cho doanh nghiệp, cho website, cho SEO và càng đặc biệt quan trọng trong thời điểm xảy ra khủng hoảng. Chúng ta sẽ cùng chia sẻ về một bài viết PR trong thời điểm doanh nghiệp xảy ra khủng hoảng sau. Trong bài viết này các bạn lưu ý:- PR: chân thành – dài lâu
- Bài PR: giống như kể chuyện, trải nghiệm, chia sẻ, cân bằng hai yếu tố: nội dung có ích – thông tin doanh nghiệp.
-------------------
» Bài quảng cáo
{ 0 nhận xét... read them below or add one }
Đăng nhận xét