Các thẻ Heading (H1 đến H6) được sử dụng để định dạng nội dung. Mức độ quan trọng của các thẻ giảm dần từ H1 -> H6. Nhưng không có nghĩa là một trang web có nhiều thẻ H1 là tốt, mà ngược lại các bọ tìm kiếm sẽ không hiểu đâu là nội dung quan trọng trên trang web của bạn, bạn muốn nhấn mạnh điều gì.
Việc dùng quá nhiều thẻ H1 cũng như nhồi nhét nhiều từ khóa trong thẻ này sẽ khiến cho trang web của bạn mất điểm trong mắt của các SE. Bên cạnh đó, về mặt cảm quan, nội dung trên trang web cũng như trên một văn bản word, không thể chứa nhiều hơn một tiêu đề chính và quá nhiều dòng in đậm, in nghiêng (lạm dụng các thẻ bôi đậm, in nghiêng). Việc trình bày văn bản một cách rõ ràng, mạch lạc, có điểm nhấn, đặt tiêu đề và phân chia nội dung tốt sẽ giúp người xem nhanh chóng nắm bắt được thông tin mà bạn muốn truyền tải.
Các công cụ tìm kiếm luôn hướng tới người dùng. Khi người dùng cảm thấy bối rối khi lạc vào mớ rối rắm trên trang web của bạn, họ sẽ nhanh chóng thoát ra, không xem thêm các trang khác trên web. Điều này sẽ được thể hiện rõ trong báo cáo Google Analytics của bạn. Và bạn cũng như tôi hiểu rằng Google Analytics là một công cụ hỗ trợ của Google và kết quả có được là do các bot thu thập. Và bạn cũng biết rằng thời gian trên trang thấp, tỉ lệ thoát cao thì web của bạn đang mất điểm trong mắt của các SE.
Có thể nói thêm rằng sự phân biệt các thẻ H1 – H6 chỉ mang giá trị tương đối. Rất nhiều trang web không có thẻ H1, mà cao nhất là thẻ H2, H3 nhưng vẫn có vị trí cao. Vấn đề nẳm ở chỗ phân bổ nội dung, từ khóa cho các thẻ này một cách tự nhiên, khoa học.
Mỗi trang nên có một phẩn tử H1, thường là tiêu đề và có chứa từ khóa. Kèm theo đó bạn có thể sử dụng 3,4 thẻ H2 tương ứng với các tiêu đề phụ.
Việc dùng quá nhiều thẻ H1 cũng như nhồi nhét nhiều từ khóa trong thẻ này sẽ khiến cho trang web của bạn mất điểm trong mắt của các SE. Bên cạnh đó, về mặt cảm quan, nội dung trên trang web cũng như trên một văn bản word, không thể chứa nhiều hơn một tiêu đề chính và quá nhiều dòng in đậm, in nghiêng (lạm dụng các thẻ bôi đậm, in nghiêng). Việc trình bày văn bản một cách rõ ràng, mạch lạc, có điểm nhấn, đặt tiêu đề và phân chia nội dung tốt sẽ giúp người xem nhanh chóng nắm bắt được thông tin mà bạn muốn truyền tải.
Các công cụ tìm kiếm luôn hướng tới người dùng. Khi người dùng cảm thấy bối rối khi lạc vào mớ rối rắm trên trang web của bạn, họ sẽ nhanh chóng thoát ra, không xem thêm các trang khác trên web. Điều này sẽ được thể hiện rõ trong báo cáo Google Analytics của bạn. Và bạn cũng như tôi hiểu rằng Google Analytics là một công cụ hỗ trợ của Google và kết quả có được là do các bot thu thập. Và bạn cũng biết rằng thời gian trên trang thấp, tỉ lệ thoát cao thì web của bạn đang mất điểm trong mắt của các SE.
Có thể nói thêm rằng sự phân biệt các thẻ H1 – H6 chỉ mang giá trị tương đối. Rất nhiều trang web không có thẻ H1, mà cao nhất là thẻ H2, H3 nhưng vẫn có vị trí cao. Vấn đề nẳm ở chỗ phân bổ nội dung, từ khóa cho các thẻ này một cách tự nhiên, khoa học.
Mỗi trang nên có một phẩn tử H1, thường là tiêu đề và có chứa từ khóa. Kèm theo đó bạn có thể sử dụng 3,4 thẻ H2 tương ứng với các tiêu đề phụ.
Ví Dụ:
<h1>SEO nội dung</h1>
<h2>Định hướng nội dung</h2>
<h2>Chọn từ khóa</h2>
<h2>Xây dựng keyword</h2>
<h3>Viết title</h3>
<h3>Viết descriptions</h3>
Trên đây chỉ là một ví dụ mang tínhtương đối. Việc sử dụng các thẻ H còn không những để các SE nhận biết các nội dung quan trọng trên trang web mà còn phải đảm bảo tính thẩm mĩ, tham gia điều hướng người dùng.
{ 0 nhận xét... read them below or add one }
Đăng nhận xét