Ngày 26-9-2013 Google bất ngờ xác nhận Thuật toán Chim ruồi – Hummingbird. Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh các SEOer đang loay hoay với bài toán nội dung tươi mới, độc nhất, hữu ích và cách lan truyền hiệu quả nội dung đó trên các mạng xã hội - vốn được coi là chuẩn mực của SEO 2013.
Đây là một thuật toán mới, hướng tới việc trả lời trực tiếp truy vấn tìm kiếm thay vì để người dùng loay hoay với hàng triệu kết quả trả về trên bảng xếp hạng. Con số 90% kết quả tìm kiếm bị ảnh hưởng khiến cho nhiều SEOer choáng váng và lập tức quy kết Hummingbird là nguyên nhân gây nên sự xáo trộn thứ hạng website của mình trong suốt tháng qua (thời điểm Google đưa Thuật toán Chim ruồi vào áp dụng trên trong thực tế).
Hummingbird là gì?
Trả lời trực tiếp câu hỏi
Bạn có thể hiểu thuật toán của Google giống như gương thần của mụ phù thủy. Khi mụ hỏi “Gương kia ngự ở trên tường – Thế gian ai đẹp được dường như ta”. Gương thần nó không vòng vò mà nói phắt ra rằng: “Bạch Tuyết”, thay vì show ra một loạt những Bạch Tuyết, Lọ Lem, Nàng Tiên Cá… để cho tự mụ tự xem, tự mụ chọn.
Tương lai của công nghệ tìm kiếm là bạn mở máy tính, smart phone, hay bất cứ thứ gì có cài đặt công cụ tìm kiếm của Google, bạn hỏi, nó trả lời. Thay vì phải nhập các từ khóa như hiện nay, Goole sẽ giao tiếp với bạn theo kiểu face to face (mặt đối mặt).
Mật độ từ khóa không còn quan trọng
Các SEOer hiện nay nhiều người chú trọng vào mật độ từ khóa, đưa ra tỉ lệ 3 – 7%. Rồi thì đầu một từ, giữa một từ, cuối một từ, in đậm, bôi nghiêng… Thậm chí là nội dung chẳng liên quan nhưng thỉnh thoảng vẫn phải chèn từ khóa. Theo kiểu viết tới đây thì xuống dòng.
(Bạn đang xem bài về: Thuật toán Panda)
Thuật toán mới sẽ chú trọng tới ý nghĩa của toàn trang, với các từ khóa phụ trợ, chứ không phải là nghĩ của một vài từ khóa chính. Theo như ví dụ trên nếu như bài này có 5 đoạn, sau mỗi đoạn mình chèn một dòng như trên thì vẫn có khả năng được hiển thị trên bảng xếp hạng với từ khóa “thuật toán Panda”, dù nội dung toàn về chim ruồi. Thuật toán mới sẽ không hiển thị như thế vì bài viết của mình thiếu đi những nội dung bổ trợ cho từ khóa “Thuật toán Panda” như: nội dung rác, tỉ lệ thoát cao, thời gian trên trang thấp…
Ý tại ngôn ngoại
Như đã phân tích ở trên, Google không quá quan trọng từ khóa nữa, nó sẽ cố gắng định nghĩa, hiểu được ý nghĩa ẩn sau từ khóa. Tổng hợp cả câu, nó sẽ hiểu được Ý. Ngôn từ nhiều khi không diễn đạt hết được ý. Con người có thể hiểu được Ý của nhau thông qua hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, thông qua quá trình tiếp xúc lâu dài, thông qua mắt, cảm nhận. Khi Google trở nên thông minh hơn nó cũng sẽ hiểu được ý của người dùng và đưa ra kết quả thích hợp.
Ví dụ: bạn có thể đưa ra một truy vấn tìm kiếm “Bánh cuốn ở đâu ngon”, thay vì trả về kết quả là “Thanh Trì”, nó có thể trả về cho bạn là “Nhà hàng A”. Và khi bạn hỏi về địa điểm, nó sẽ cho bạn “ Số … đường…”, nếu muốn bạn có thể truy vấn tiếp về giá cả.
Với công nghệ tìm kiếm từ trước tới giờ khi bạn hỏi “Bánh cuốn ở đâu ngon” bạn sẽ được liệt kê rất nhiều kết quả liên quan tới “bánh cuốn”, “bánh cuốn ngon”, công thức làm bánh cuốn. Còn nếu truy vấn tiếp về địa điểm, thì đó là một câu hỏi khác, và câu trả lời sẽ chẳng ăn nhặp gì, kết quả là mấy anh về địa điểm, bản đồ hiện lên.
Khả năng so sánh
Khi nhận được truy vấn yêu cầu so sánh hai sự vật, ví dụ: bơ và dầu ô – liu, Google có thể đưa ra những thông số về hàm lượng chất béo, năng lượng cung cấp (calo), cholesterol. Tương tự như thế khi bạn hỏi về sự khác nhau giữa mặt trăng và mặt trời bạn sẽ nhận được sự so sánh về khối lượng, kích thước, nhiệt độ… chứ không phải những thông tin riêng rẽ về mặt trăng, mặt trời.
Thực hiện truy vấn bằng giọng nói
Và nhận được câu trả lời cũng bằng giọng nói. Ngôn ngữ nói sẽ trở thành nền tảng trong tương tác giữa con người và các thiết bị thông minh. Google sẽ tiến tới việc giao tiếp với bạn giống như tôi đang giao tiếp với bạn.
Tiểu kết: Có thể nói Thuật toán chim ruồi – Hummingbird của Google tập trung vào việc hiểu ý nghĩa của truy vấn tìm kiếm, hiểu câu hỏi thông qua việc phân tích ngữ nghĩa của toàn câu, đưa ra đáp án phù hợp chứ không phải liệt kê các trang web theo một vài từ khóa nhất định. Google cũng phát triển hơn nữa công nghệ tìm kiếm qua giọng nói, nó đặc biệt thích hợp với các thiết bị cầm tay. Việc SEO cho các thiết bị di động sẽ là một chiến trường mới đầy khốc liệt của dân SEO.
Vượt qua khó khăn
Google đang thay đổi, SEOer phải thích nghi.
Chiến thuật SEO dựa vào một vài từ khóa có lẽ sẽ thoái trào dần. Vì nó không thể cung cấp cho Google một cái nhìn toàn diện về website của bạn. Người dùng ngày càng thích những truy vấn dài, những câu hỏi. Nhiệm vụ của SEOer là phải trả lời những câu hỏi đó. Nội dung bây giờ không chỉ tươi mới, độc nhất, hữu ích mà còn phải rất sâu sắc.
Tìm kiếm theo ngữ nghĩa đã được phát triển trong nhiều năm. Việc phát triển nó hướng tới một tốc độ truy xuất dữ liệu cực Nhanh và Chính xác. Mục đích cung cấp các thông tin thông minh hơn , chính xác hơn và hữu ích hơn. Trong tương lai, mỗi website sẽ trở thành một trung tâm cung cấp thông tin chuyên sâu, thực sự hướng người dùng.
Bạn có quyền lo lắng về việc Google sử dụng thông tin từ web của bạn mà không hiển thị nó hoặc không trả phí. Cũng có thể Google sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu của riêng mình, nhưng tất cả đó đều là những vấn đề của tương lai xa.
Trước mắt, với bản thân mình thuật toán không có nhiều ảnh hưởng vì mình vẫn đang theo hướng kiên trì nội dung. Với các bạn mình nghĩ cũng không có gì đáng phải lo lắng, vì thuật toán đem đến trải nghiệm tốt hơn cho người dùng, trong đó có chúng ta. Với SEOer chúng ta còn có cơ hội phát triển, làm mới chính mình. Theo tin mình cóp nhặt được thì Thuật toán Chim ruồi mới chỉ ảnh hưởng tới các site nghèo nội dung mà liên kết lớn, đổ về nhanh, còn ra thì vẫn có thời gian để thay đổi.
Thay đổi để thích nghi.
Dừng lại và tụt hậu.
Đó là lựa chọn ở mỗi người!
-----------------------------------
»
Google ra mắt Thuật toán chim ruồi Hummingbird»
Ảnh hưởng của Thuật toán chim ruồi Hummingbird