Báo giá SEO (2): Các yếu tố ràng buộc

Người đăng: chisenhungsuutam on Thứ Tư, 14 tháng 1, 2015

Các bạn thân mến, trong bài viết trước  Báo giá SEO (1): Các yếu tố tác động chúng ta đã cùng phân tích về các yếu tố tác động đến một báo giá SEO. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng thảo luận về các yếu tố ràng buộc trong Báo giá SEO - điều sau này sẽ được thể hiện trong Hợp đồng SEO.

Trước tiên chúng ta sẽ cùng tham khảo một báo giá SEO


Trong báo giá trên mình đã bỏ hết các yếu tố: kính gửi, trân trọng cảm ơn... này kia, chỉ để lại phần quan trọng nhất. Bây giờ chúng ta sẽ phân tích qua bảng này trước khi đi sâu hơn vào các yếu tố ràng buộc giữa khách hàng và người làm SEO.

1. Cột Từ khóa

Liệt kê các từ khóa được khách hàng yêu cầu + qua kiểm định của SEOer (là từ khóa tiềm năng). Các từ khóa được xếp hạng từ khó đến dễ. Tiêu chí đánh giá từ khóa khó của mình dựa trên Lượt tìm kiếm/tháng nhiều hay ít (dựa trên tổng hợp và đánh giá từ Google Keyword Planner). Tất nhiên các bạn có thể đánh giá độ khó của từ khóa dựa trên các tiêu chí khác như: giá thầu adword, số trang chứa kết quả khi tìm kiếm trên Google Search. 

Tất nhiên việc đánh giá độ khó của 1 hay nhiều từ khóa phải dựa vào rất nhiều yếu tố. Lĩnh vực càng khó thì càng phải đánh giá chi tiết. Nhưng khi thể hiện trên giấy tờ và giúp khách hàng có thể hiểu được chúng tà chỉ nên chọn một thông số cơ bản, dễ hiểu, dễ giải thích. Tránh tình trạng phải nói dai, nói dài, càng nói càng khó hiểu.

2. Cột báo giá
Gồm 1 - 3 cột, tùy theo yêu cầu của khách hàng là SEO top 10, top 5 hay top 3. Một số bạn có xu hướng điền thủ công, còn mình thì chỉ điền thủ công cho cột top 10. Sau đó trên bảng tính exel, mình mặc định Giá top 5 = giá top 10 x 1.5 và Giá top 3 = giá top 10 x 2. 

Một số khách hàng cảm thấy khó hiểu khi thấy một báo giá SEO có vẻ lộn xộn, thiếu đồng nhất. Việc tính một loạt trên Exel giúp mình thao tác nhanh hơn, báo giá chuyên nhìn chuyên nghiệp có tính thống nhất cao. Giá trong từng top của các từ khóa có thể cao hoặc thấp hơn một thực tế một chút nhưng, giữa các từ khóa có sự bù trừ và tổng OK là được.

3. Tổng (chi phí)

Là giá SEO các từ khóa theo từng top và chưa có VAT. Mặc định của Hợp đồng SEO là Hợp đồng Dịnh vụ. Các đơn vị làm SEO vẫn SEO từ khóa: "dich vu SEO" và "dịch vụ SEO" mà, vì thế các bạn phải đóng thuế VAT. Tuy nhiên khi ký hợp đồng cá nhân, không có VAT, các bạn nên ký hợp đồng Gia công theo kiểu thuê công nhân thời vụ. Nghĩa là công ty A thuê anh B trong 03 tháng làm công việc là đẩy từ khóa lên top Google. Hợp đồng này không cần đóng VAT, nhưng trên hợp đồng nên chia nhỏ tổng số tiền, lĩnh theo từng đợt.

4. Thời gian

Các mốc thời gian tương ứng với vị trí bạn dự đoán mình có thể SEO lên. Tuy nhiên theo mình các bạn nên trừ hao khoảng 01 tháng. Vì SEO rất rủi ro, nếu bạn có thể SEO lên trong 02 tháng thì nên kí hợp đồng 03 tháng. Nhỡ bạn SEO không lên, Google cập nhật, bị đối thủ phá... thì còn có thời gian điều chỉnh, khắc phục. Tất nhiến nếu bạn SEO lên top trước thời hạn thì thanh lý sớm, điều này tốt cho bạn và cũng tốt cho khách hàng (sẽ nói kĩ hơn ở dưới).

5. Duy trì

Chi phí SEO lên top là chi phí một lần (trả theo 1- 3 đợt tùy giao kèo của bạn với khách hàng). Còn chi phí duy trì là chi phí được tính theo tháng, thường thì bằng 20% chi phí SEO lên top. Cái này các bạn nên giải thích rõ với khách hàng tại sao lại phải duy trì. Nhiều khách hàng chưa hiểu về dịch vụ SEO thường nghĩ rằng SEO là dịch vụ làm một lần, xong rồi cứ ở trên top mãi.

6. Chú ý

Đây là phần rất quan trọng trong một báo giá SEO vì nó thể hiện rõ nhất sự ràng buộc giữa khách hàng và người cung cấp dịch vụ SEO.

6.1 Lên top từ khóa nào tính tiền từ khóa đó

Nhều bạn để rơi vào tình huống cam kết nhiều từ khóa, nhưng đến hạn 1 vài từ khóa chưa lên thì không được thanh toán tiền. Có bạn dễ dãi hơn, SEO vèo cái lên top rồi bị nói là làm ăn không trưng thực, đòi đổi từ khóa khác, tiếp tục SEO từ khóa khác lên top, nhưng kết quả là vẫn không được thanh toán đầy đủ. Mình không muốn nói là khách hàng "nắm đằng chuôi", "khó khăn", thực ra hợp đồng SEO đổ bể thì người chịu thiệt thường là khách hàng, vì họ mất tiền, mất thời gian, mất niềm tin vào dịch vụ...

Hãy cam kết chặt chẽ và thể hiện nó bằng văn bản. Nếu bạn nhận SEO 10 từ, và khi thời gian hết chỉ lên 8 từ thì bạn phải được thanh toán tiền của 8 từ đã lên. Hai từ còn lại thì tùy theo thỏa thuận, có thể làm thanh lý luôn hoặc cho bạn thêm thời gian để đẩy nốt 2 từ khóa kia lên.

6.2 Lên mức nào tính tiền mức đó

Bạn nhận SEO top 3, nhưng từ khóa vào top 10, top 5 bạn không được thanh toán ? Nếu bạn chấp nhận điều này thì là bạn dại, bạn chịu. Bạn nhận SEO 10 từ vào top 3, nếu có 5 từ top 3, 2 từ top 5, 2 từ top 10, 1 từ không có top thì bạn phải nhân được thanh toán cho từng từ khóa, theo từng top cụ thể được thể hiện rõ trong báo giá.

Trong ví dụ trên: giả sử mình SEO được 2 từ đầu tiên lên top 3, 4 từ tiếp theo lên top 5, 7 từ tiếp theo vào top 10 và số còn lại không lên thì số tiền mình được thanh toán phải là: (2 x 10 tr) + (4 x 6 tr) + (7 x 3 tr) = 65 triệu vnđ.

6.3 Thanh lý sớm + duy trì

Như ở trên đã nói, bạn nên trừ hao thời gian khi nhận SEO. Nhắm 02 tháng SEO lên thì nên báo 03 tháng, 03 tháng lên thì báo 04 tháng. Với những hợp đồng nửa năm thì bạn nhắm phải SEO lên ở tháng thứ 4. Nếu Google có biến, tai nạn nghề nghiệp hay bắt cứ nguyên nhân chủ quan, khách quan xảy ra thì bạn còn có thời gian xử lý. Nhiều bạn SEO lên, chưa kip báo khách hàng thì bị đối thủ chơi xấu, hoặc đơn giản là dance vài ngày, thế là ... khó rồi.

"Các từ khóa lên trước thời hạn"  thực ra chỉ là đúng hạn với bạn. Nhưng nó rất tốt cho khách hàng, biết đâu bạn lại được thưởng thêm một chút vì làm việc hiệu quả, hoặc được giới thiệu thêm vài mối làm ăn vì: "cậu này SEO mát tay lắm"...

*** Lưu ý: Ở trên là mình phân tích hợp đồng SEO, lấy từ khóa lên top làm chuẩn. Tất nhiên trên thực tế còn có hợp đồng SEO lấy visit làm mục đích. Hoặc căn cứ vào tỉ lệ chuyển đổi với nhiều tiêu chí khác nhau như: tăng cuộc gọi, tăng số người click vào nút mua hàng, tăng tỉ lệ CTR... Nó thực ra giống với làm MO hơn. Đòi hỏi bạn ngoài SEO thì phải biết kết hợp Adword, Facebook và nhiều kênh khác.

Khi báo giá SEO mình thường có xu hướng báo giá cao, vì ngoài chuyện SEO sạch, xây dựng hệ thống riêng cho khách hàng thì trong tâm lý thực ra luôn muốn hướng tới làm MO, vì nó đa dạng và bền vững hơn.

Tất nhiên, trước khi đưa ra báo giá SEO người làm SEO đã phải định hướng được phương pháp SEO cho website mà mình nhận. Đánh vào từ khóa khó hay dễ trước, chỉ SEO hay kết hợp các kênh khác, các kênh này hỗ trợ tới đâu... đều đã được dự trù. Về kế hoạch SEO, các bạn có thể tham khảo 2 bài viết của mình trước đây:

» SEO nhà nghèo khoan cắt bê tông
» SEO - nhà nghèo vượt khó !?

Trên đây là một số phân tích của mình về một báo giá SEO, các yếu tố ràng buộc. Nó dựa trên kinh nghiệm cá nhân của mình trong nửa năm làm sale. Mong các bạn cùng góp ý.

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét