Phần mềm giáo dục – một thị trường còn bỏ ngỏ ở châu Á

Người đăng: chisenhungsuutam on Thứ Sáu, 16 tháng 7, 2010

Giống như cuộc tranh luận của thế hệ trước về việc trẻ em xem truyền hình bao nhiêu là đủ, thì một châu Á đang nối mạng ngày nay đang phải đối mặt với vấn đề dùng vi tính và Internet như thế nào là tốt nhất để giúp, chứ không phải hại trẻ em.

Và mặc dù các công ty kỹ thuật vẫn đang kiếm lợi từ việc bán máy vi tính và phần mềm cho các trường học, thì việc làm cho những phần mềm giáo dục trở nên hấp dẫn như những trò chơi trực tuyến là không dễ chút nào. Theo công ty thông tin về công nghệ quốc tế IDC, thị trường phần mềm trò chơi điện tử cho máy vi tính cá nhân ở Mỹ sẽ đạt đến 8,2 tỉ USD trong năm nay và có thể tăng đến 13,1 tỉ USD vào năm 2005. Ngược lại, thị trường dành cho các trò chơi và phần mềm mang tính giáo dục ở nhà thì quá nhỏ bé đến nỗi công ty điều tra hàng đầu của Mỹ là Eduventures Inc. không tính đến cả nó trong các cuộc điều tra.

Chính phủ của các nước ở châu Á đã xem những kỹ năng về công nghệ thông tin và việc kết nối các trường học vào Internet là một ưu tiên hàng đầu. Singapore gần đây đã đồng ý gia tăng ngân sách dành cho giáo dục từ 3,6% lên 4,5 % GDP, phần lớn đầu tư vào những chương trình giáo dục như là học tập với sự hỗ trợ của vi tính. Còn Hàn Quốc thì đang nối mạng Internet cho các lớp học và trang bị máy vi tính cá nhân cho các giáo viên. Vào năm 1999, Công ty NIIT, một công ty đào tạo tin học và dịch vụ phần mềm của Ấn Độ đã cài đặt tại khu nhà ổ chuột Kalkaji tại thành phố New Delhi một kiosk cho phép tiếp cận với Internet miễn phí. Không cần trải qua trường lớp đào tạo và biết tiếng Anh, các trẻ em tuổi từ 6 đến 12 ở đây đã tự biết cách sử dụng máy vi tính, lướt trên Internet và thậm chí là tải các bài hát MP3.

Tuy nhiên, ngoài nỗ lực của các trường học, và những chương trình cộng đồng được tài trợ bởi các công ty phần mềm, thì trẻ em vẫn lên mạng không phải vì mục đích học tập. Và những nhà làm phần mềm biết rõ điều này. Theo James Mc Vety, một nhà phân tích tại Công ty Eduventures, ngành công nghiệp phần mềm giáo dục không nhất thiết phải cho ra một phần mềm cho trẻ em sử dụng trong 5 đến 6 tiếng một ngày – khoảng thời gian mà chúng thường bỏ ra để chơi trò chơi, mà chỉ cần cho bọn trẻ bỏ ra 2 giờ để thực hiện một chuyện gì đó mang tính giáo dục là đã thành công rồi".

Hiện nay vẫn chưa có một công ty phần mềm giáo dục Mỹ nào chú trọng đến thị trường châu Á. Theo các nhà phân tích, đây là một hiện tượng lạ vì truyền thống hiếu học mạnh mẽ của châu Á có thể khiến các công ty này dễ thu hút được sự chú ý của các bậc phụ huynh hơn. Trong khi đó, hầu hết những hoạt động hiện nay trong lĩnh vực giáo dục của các công ty công nghệ Mỹ tại châu Á vẫn tiếp tục là những hoạt động mang tính "từ thiện" và "quảng cáo"– chẳng hạn như việc công ty sản xuất máy tính Hewlett-Packard (HP) trao tặng máy vi tính cho những ngôi trường làng tại những vùng hẻo lánh của Thái Lan. Theo Cecilia Pang, Giám đốc bộ phận thông tin ở châu Á - Thái Bình Dương của Công ty HP, những hoạt động như thế còn lâu mới có thể làm cho trẻ em châu Á trở nên thành thạo về tin học được.

P.A.T (Theo FEER)

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét